Quy trình công nghệ xử lý nước rỉ rác
Nhà thầu các trang cá cược uy tín
đã thành công đưa vào Xây lắp và vận hành Nhà máy xử lý nước rỉ rác tập trung công suất 520m3/ ngày.
Tiêu chuẩn nước thải đã xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 7733 – 2007 Cột A. Nước sau xử lý đủ điều kiện về đảm bảo môi trường, góp phần cải thiện môi trường cho tỉnh nhà.
Sơ đồ quy trình xử lý nước rỉ rác
1. Xử lý bậc 1: Xử lý sơ bộ
- Nước rác từ hồ chứa nước rác được thu gom về bể chứa nước rĩ rác tươi. Trước khi vào bể, nước rĩ được cho chạy qua các song chắn rác thô để loại bỏ các rác lớn, cặn nổi có đường kính lớn hơn 20mm. Sau đó, nước rĩ được châm vôi để điều chỉnh pH lên cao (pH>10) trước khi cho vào ngăn chứa. Trong ngăn chứa, 02 máy làm thoáng bề mặt (surface aerator) sẽ được bố trí để khuấy trộn, làm thoáng để giải phóng phần lớn Ni-tơ (N-NH3), giảm mùi hôi. Nước sau đó được lắng sơ bộ trước khi chảy về bể thu.
- Nước từ bể thu sẽ được bơm hút và đẩy qua máy tách rác để loại bỏ rác có kích thước lớn hơn 2.5mm và chảy vào bể trộn vôi để điều chỉnh pH và tiếp tục được dẫn vào bể điều hòa. Tại bể điều hòa có bố trí các hệ thống sục khí nhằm tăng khả năng hòa trộn, đồng thời giảm mùi phát sinh do quá trình yếm khí gây ra. Nước thải từ bể điều hòa được bơm lên bể lắng vôi để tách các cặn vôi trước khi vào quy trình công nghệ tiếp theo.
- Lưu lượng nước thải được đo tự động, tín hiệu thu được sau đó sẽ được truyền vào hệ thống điều khiển PLC-SCADA để từ đó điều khiển lại bơm nước thải để vận hành theo đúng lưu lượng yêu cầu.
2. Xử lý bậc 2: Loại bỏ (N-NH3) bằng hệ thống Stripping và khử Canxi
Loại bỏ (N-NH3) bằng hệ thống Stripping và khử Canxi
- Nước thải sau khi lắng vôi được dẫn vào hố bơm. Nước thải tiếp tục được bơm lên tháp Stripping để loại bỏ N-NH3 còn lại. Tại đây, nước thải được bổ sung thêm hóa chất NaOH để duy trì giá trị pH cho quá trình xử lý tháp Stripping để giải phóng N-NH3. Quá trình điều chỉnh pH được thực hiện bắng bằng bơm định lượng hóa chất với kiểu điều khiển bằng vòng kín (closed loop control).
- Nước thải trong bể sẽ được bơm tự động bơm lên tháp Stripping theo mức nước đo được trong bể. Các thiết bị của tháp Stripping hoạt động hoặc dừng hoạt động theo sự hoạt động hoặc dừng hoạt động của bơm cấp nước từ bể thu nước.
- Hệ thống được lắp đặt 02 tháp Stripping hoạt động theo nguyên tắc nối tiếp: Nước thải sau tháp Stripping 1 sẽ được thu vào Hố bơm rồi được bơm tiếp lên tháp Stripping 2 (quá trình tương tự như đối với tháp Stripping 1).
- Sau khi qua tháp Stripping bậc hai, nước thải sẽ được đưa qua bể khử Canxi nhằm loại bỏ ion Ca2+ trước khi đi vào giai đoạn xử lý sinh học. Tại đây nước thải được trộn với hóa chất trên đường ống, phần Ca2+ kết tủa sẽ lắng, nước sẽ tràn theo máng thu sang bể xử lý sinh học.
Xử lý sinh học (Công nghệ xử lý theo mẽ cải tiến ICEAS)
- Cho hệ thống xử lý sinh học nhà máy xử lý nước rĩ rác 520 m3/ngày, chúng tôi sử dụng một cấu hình gồm 2 bể ICEAS giống nhau.
- Hệ thống được đề xuất là quy trình công nghệ được ứng dụng phổ biến cho các trạm xử lý nước rĩ rác bằng công nghệ sinh học. Giải pháp công nghệ này có thể sử dụng cho việc loại bỏ BOD, COD, Ni-tơ hóa, Khử ni-tơ để loại bỏ dưỡng chất sinh học (Ni-tơ, Phốt-pho). Công nghệ này đã được áp dụng thành công trên thế giới với gần 1.000 công trình đã lắp đặt.
- Hệ thống được đề xuất với 01 cặp bể, sử dụng 2 máy thổi gió. Một máy dự phòng được lắp đặt cho mục đích bảo trì khi vận hành.
- Dòng vào từ bể khử Canxi được tiếp nhận một cách liên tục trong tất cả các pha của một chu kỳ, kể cả quy trình lắng và chắt nước trong. Đặc điểm này cho phép quy trình ICEAS được điều khiển theo cơ chế thời gian, hơn là cơ chế lưu lượng để đảm bảo việc phân phối đều tải trọng và lưu lượng cho tất cả các bể. Với việc có dòng vào liên tục trong khu vực tiền phản ứng (Pre-act zone), tạo ra một môi trường với nồng độ BOD hòa tan cao cho các vi sinh vật. Tình trạng này tạo ra một tỷ lệ F:M cao. Khi đó, khu vực tiền phản ứng thực hiện chức năng của bể lựa chọn sinh học để giúp cho quá trình làm giàu các chất hữu cơ mong muốn. Với sự hiện diện của bể lựa chọn sinh học đầu quy trình, giúp cho bể ICEAS giảm thiểu quá trình phát triển của các vi khuẩn phân hủy, nguyên nhân gây ra hiện tượng bùn nổi và kết quả lắng kém.
- Dòng vào liên tục cho phép vận hành 01 bể đơn lẽ trong điều kiện bảo trì các công trình khác hoặc trong điều kiện lưu lượng nước thải về nhà máy còn thấp.
- Hệ thống làm thoáng được vận hành theo cơ chế kiểm soát lượng Oxy hòa tan (DO). Tất cả các máy thổi gió đều được trang bị và điều khiển thông qua bộ biến tần (VFD) để cung cấp một tỷ lệ DO không đổi để tối ưu hóa hiệu quả của quy trình xử lý và tiết kiệm tối đa năng lượng cho quá trình vận hành.
- Hệ thống làm thoáng với bong bóng tinh bằng màng sẽ được sử dụng để lắp đặt trên hệ thống ống phân phối bằng PVC đặc biệt có khả năng kháng UV và ăn mòn hóa học. Khớp nối đặc biệt được thiết kế cho các đầu ống phân phối. Một hệ thống giá đỡ có thể điều chỉnh được sẽ được chế tạo bằng thép không rĩ để giữ cho hệ thống lưới phân phối tốt. Một ống xả được lắp trên lưới phân phối nhằm xả lượng khí tụ trong hệ thống.
- Một thiết bị chắt nước (decanter) vận hành bằng hệ thống ben nâng hạ được chế tạo bằng thép không rĩ có chất lượng cao và vững chắc để thu nước trong nhất trên bề mặt của bể phản ứng. Hệ thống phao ngăn váng nổi được chế tạo liền với máng thu nước của thiết bị chắt. Thiết bị chắt được nâng hạ bằng trục thông qua một máy biến tần VFD để cho phép thu nước với lưu lượng không đổi.
- Với nhà máy xử lý nước rĩ rác này, quy trình vận hành ICEAS –NDN được đề xuất để xử lý và loại bỏ: BOD, TSS, Ammonia, Total Nitrogen, Total Phosphorous
- Quy trình hoạt động tiêu biểu của công nghệ ICEAS bao gồm các pha vận hành theo thời gian được mô tả như dưới đây:
- Sục khí: Nước thải thô sau quá trình gặn rác và loại cát được đưa vào các bể phản ứng và được trộn đều với hỗn hợp sinh học (mixed liquor). Các bể vẫn tiếp tục nhận nước trong khi bể được sục khí và quá trình oxy hóa sinh học diễn ra đồng thời.
- Lắng: Quá trình làm thoáng dừng lại và các chất rắn lơ lửng sẽ lắng xuống đáy bể để tạo ra lượng nước trong trên bên mặt bể. Bể vẫn tiếp tục nhận nước thô vào, thông qua ngăn tiền phản ứng.
- Chắt: Nước trong được thu từ bề mặt của bể, trong khi nước thô vẫn tiếp tục cho vào bể. Bùn dư đồng thời được thải loại trong giai đoạn này.
- Quá trình loại bỏ dưỡng chất sinh học được thực hiện thông qua quy trình vận hành theo mô hình NDN với sự kết hợp của quá trình thay đổi các qua tạo môi trường hiếu khí-thiếu khí/yếm khi (cho sục khí – dừng sục khí).
- Hoạt động cho quy trình xử lý của mỗi cặp bể với thời lượng mỗi chu kỳ là 4,8h
- Sau quy trình này, các thành phần ô nhiễm hữu cơ sẽ được loại bỏ để trước khi đi vào quy trình xử lý bậc ba.
3. Xử lý bậc 3
- Nước thải sau khi qua xử lý sinh học sẽ được bơm sang bể xử lý hóa lý để loại bỏ các cặn lơ lững trong nước rỉ rác và một phần khử màu.
- Sau quá trình xử lý hóa lý, nước thải được dẫn sang cụm bể phản ứng Fenton 2 bậc để tiếp tục xử lý màu và các chất không có khả năng phân hủy sinh học trong nước rỉ rác. Sau khi phản ứng, nước được bơm lên thiết bị lắng. Tại đây, hóa chất sẽ được tự động bổ sung vào để kết tủa hết các chất ô nhiễm không tan. Sau đó tại ngăn lắng bùn được lắng xuống đáy, nước trong chảy qua máng tràn vào bể lọc.
- Nước sau lắng được đưa sang bể lọc ngược có chu trình rữa liên tục. Tại đây, quy trình sẽ loại bỏ các chất cặn lơ lửng còn lại, cũng như khử Ni-tơ bằng quá trình thiếu khí. Nước sau lọc được dẫn sang bể khử trùng.
- Bùn lắng được xả về bể nén bùn. Tại bể nén bùn có lắp hệ thống phân phối khí để cấp khí trong quá trình phân hủy bùn. Trong bể phân hủy bùn duy trì bùn ở trạng thái thiếu khí để làm tăng quá trình phân hủy vi sinh và tránh các mùi hôi thối sinh ra nếu để bùn trong trạng thái yếm khí.
4. Xử lý bùn:
- Bùn từ quá trình xử lý hóa lý, bùn sinh học được tự động thu gom về Bể chứa bùn. Bùn từ bể chứa bùn sẽ được bơm vào máy ép bùn theo nguyên lý ly tâm. Polymer sẽ được sử dụng để giúp quá trình ly tâm hiệu quả cao hơn. Bùn sau xử lý có độ đặc cao (từ 15% - 25%) sẽ được gom và thải loại váo các ô chôn của bãi rác.
Nước sau khi xử lý đảm bảo luôn đạt tiêu chuẩn môi trường loại A, TCVN 7733 – 2007 trước khi thải bỏ ra nguồn tiếp nhận.